Cước vận chuyển hàng hóa đường biển là các chi phí để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ người gửi tới địa chỉ người nhận trên một container hoặc là CMB. Giá cước vận chuyển không cố định mà có sự khác nhau giữa khoảng cách các tuyến đường, số lượng, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder.
I. Cước phí và phụ phí vận chuyển hàng quốc tế bằng đường biển
1. Cước phí gửi hàng quốc tế bằng đường biển
+ OF: Ocean Freight: cước vận chuyển đường biển chưa bao gồm các phụ phí
+ Các phụ phí của hàng quốc tế:
- THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng. Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…
- Phí B/L (Bill of Lading fee): Phí chứng từ (Documentation fee): là phí để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu
- Seal: Phí niêm chì
- Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí khai hải quan cho hàng đi Mỹ và Trung Quốc
- Phí AFR (Advance Filing Rules): Phí khai hải quan cho hàng đi Nhật
- Phí BAF(Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu.
- EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
- Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
- ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): phụ phí an ninh
- CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container
- COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
- DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến
- D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng
- ISF ( Importer Security Filing) : Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu dành cho hàng đi Mỹ
- Phí CFS (Container Freight Station fee): Phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng, dành cho là LCL. Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
- Cleaning fee: Phí vệ sinh
- Lift on/ lift off: Phí nâng hạ
- …
2. Phụ phí gửi hàng quốc tế bằng đường biển
+ Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu
+ Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bốc xếp hàng tại cảng, làm chứng từ…).
+ Các phụ phí này thường thay đổi, và không cố định. Khi tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải mà lô hàng sẽ đi.
- THC: USD 120/180 per 20’/40’
- Seal: USD 9/pcs
- Docs fee: USD 40/BL
- Telex release: USD 35/BL (nếu có)
- AFR: USD 35/BL (only for japan)
- AMS: USD 35/BL (only for US)